Chức năng tổng thể Connexon

Connexons đóng một vai trò then chốt trong hành vi và sinh lý thần kinh. Trong hệ thần kinh trung ương (HTKTW), connexon đóng vai trò chính trong động kinh, thiếu máu cục bộ, viêmthoái hóa thần kinh.[1] Cơ chế phân tử về connexon đối với các vai trò nêu trên vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ và cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, connexon rất quan trọng trong hoạt động mô tim. Kết nối trực tiếp cho phép nơ-ron thần kinh phóng điện một cách nhanh chóng và đồng bộ trong trái tim, giúp giải thích khả năng đập nhanh và thay đổi tốc độ của tim nhằm đáp ứng với các kích thích nhất định.[2] Connexons rất thiết yếu trong quá trình phát triển tế bào. Cụ thể, chúng giúp hình thành thần kinh liên quan đến sự phát triển não bộ và sửa chữa khi mắc một số bệnh lý nhất định, hỗ trợ quá trình phân bào, tổng hợp tế bào. Các vai trò trên vẫn còn đang nghiên cứu, nhưng bước đầu cho thấy rằng cơ chế có liên quan đến tín hiệu purinergic (hình thức truyền tín hiệu ngoại bào qua hợp chất trung gian nucleotide và nucleoside, như adenosine và ATP) và tính thấm của ATP. Vai trò quan trọng khác của connexon là cảm biến glucose và truyền tín hiệu. Connexon gây ra những thay đổi về nồng độ glucose ngoại bào, ảnh hưởng đến hành vi no/đói, chu kỳ ngủ/thức và sử dụng năng lượng. Các nghiên cứu sâu hơn chỉ ra rằng tăng hấp thu glucose nhờ có connexon (cơ chế chưa được tìm hiểu đầy đủ) khi bị viêm hoặc bị stress. Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng connexon ảnh hưởng đến độ dẻo synapse, học tập, trí nhớ, thị giác và xúc giác.